Search This Blog

Saturday, March 26, 2011

Kinh nghiệm du học India theo chương trình ITEC phần 1

Hiện nay có rất nhiều các khóa học bổng ngắn hạn theo chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ. Học viên được tài trợ vé máy bay khứ hồi, chi phí ăn ở sinh hoạt và học phí. Kiến thức học viên được trang bị là các kỹ năng theo chuyên ngành lựa chọn. Kết thúc khóa học được cấp chứng chỉ của cơ sở đào tạo. Nếu ngừng học vì lý do cá nhân, sẽ được cấp chứng chỉ xác nhận tại thời điểm đó.

Có 1 số kinh nghiệm chia sẽ cho những ai đang chuẩn bị đi, hay đang có ý định tham gia chương trình này:
- Nên đi thông qua Bộ Giáo Dục, vì các thủ tục sẽ trơn tru hơn và được cấp bù phí sinh hoạt hàng tháng (300-400USD/tháng - học tại Ấn Độ). Tại các tỉnh dường như chưa có kinh nghiệm trong việc này nên các học viên ko được cấp khoản tiền này. Hoặc nếu vẫn đi thông qua UBND thì nên tham mưu để có dòng sau trong quyết định cử đi học: "Được cấp bù sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước".
Khóa mình đi, mấy chị trên Bộ đều được cấp bù sinh hoạt phí. Có mấy a e ở các tỉnh thì ko được, vì bộ phận tham mưu cho rằng ko đúng đối tượng. Lưu ý rằng học viên đi theo chương trình này là theo dạng Hiệp Định của Chính phủ.
- Nên lựa chọn các cơ sở đào tạo nằm ở các thành phố lớn và phát triển của Ấn Độ (New Delhi, Mumbai....) như vậy sẽ có đ/k sinh hoạt tốt hơn. 1 số thành phố phát triển kém, đk sinh hoạt rất tồi, mất vệ sinh. Nhiều nơi ruồi muỗi bay như chỗ không người. Mình có đem theo màn để tránh muỗi nhg may mắn là phòng ở sạch sẽ nên ko phải dùng tới.
Nơi mình ở là ks Conclave do Aptech bố trí, ở khu trung tâm Delhi. Phòng sạch sẽ và tiện nghi (tivi, điều hòa, tủ lạnh, internet..), mỗi học viên ở 1 phòng. Ngày nào cũng có phục vụ phòng dọn dẹp và cung cấp báo, nước uống, đường.v.v.v theo yêu cầu. Phòng tắm khá sạch sẽ, nước nóng lúc nào cũng có.
- Nên chuẩn bị trước các vật dụng cần thiết cho việc tự nấu nướng như nồi cơm điện, chảo điện, bát đũa. Và nên đem theo ít đồ khô như mỳ tôm, ruốc, xúc xích, muối vừng. Vì đồ ăn ở Ấn rất khó ăn, không hợp với khẩu vị người Việt Nam. Thực đơn thì rất đa dạng nhưng phục vụ thì ngày nào cũng như ngày nào. Chỗ mình ở, họ cho phép nấu ăn trong phòng, nhg mọi người chỉ nấu cơm, rau, thức ăn rồi đem xuống nhà ăn, như vậy đỡ phải dọn dẹp, lại dùng được 1 số món họ nấu.
- Có khu INA Market là có đầy đủ thực phẩm bạn cần, cá mú, thịt lợn, sữa, rau, gia vị... có hết, nhưng phải mặc cả cẩn thận và nhớ đem khẩu trang thật dầy vì bạn sẽ không chịu nổi mùi ở đó. Mình tí nôn ra đó, và phải vòng ra ngoài chờ mọi người.
- Học bổng mỗi tháng được 25.000R, trong đó sẽ bị cắt 10.000R (nơi khác chưa rõ nhg ở Aptech là thế) dùng cho việc ăn uống ngày 2 bữa sáng + tối và xe oto đưa đón đi học. Còn lại 15.000R sẽ được phát đều theo từng tuần, đủ cho chi phí bữa trưa và chi tiêu sinh hoạt lặt vặt. Nếu được nên xin rút tiền ăn về để tự lo, vì ks chi cho bữa ăn rất chán và đắt.
- Việc đi lại trong thành phố thì cứ tìm xe tuctuc mà đi, rẻ và dễ đi, lại tha hồ ngắm đường phố. Nhưng nhớ tìm điểm đến trên bản đồ trước rồi mặc cả, đi đến đích mới trả tiền.
Một loại hình phương tiện khác cũng rẻ và được ưa chuộng là tàu điện ngầm. Delhi có hệ thống tàu điện rất lớn, mọi thứ tự động hết và bố trí rất khoa học. Việc tìm bến đến rất dễ đều có bảng thông tin trong nhà ga và trên tàu. Chi phí đi lại cũng rẻ hơn cả tuctuc, lại sạch sẽ hơn, mát mẻ hơn, mỗi tội là vào giờ cao điểm chen chúc thì mùi Ấn Độ đặc trưng sẽ làm bạn khó chịu. Việc chi trả cũng rất tiện, mua thẻ Metro để đi tàu, ra vào quệt thẻ và sẽ tự động trừ tiền. Mình vẫn thích đi Metro hơn tuctuc, nhg mấy bà chị vì lười đi bộ nên cứ thích đi tuctuc để xe đưa về tận cửa ks.
- An ninh ở Ấn độ cũng kỳ lạ, mọi thứ có vẻ bình yên nhưng đi đâu cũng thấy cảnh sát, bảo vệ vác súng. Vào ngân hàng hay quầy đổi tiền thi cửa sẽ khóa ngay sau khi bạn đi vào.
- Đổi tiền thì nên ra chợ đen (khác với ở VN), sẽ đổi được giá hơn. Không nên đổi ở sân bay sẽ bị chém rất nặng, kô nên đổi ở ks cũng sẽ bị chém nặng không kém. Hoặc có thể đổi ở ngân hàng hay các quầy đổi tiển có khắp nơi trong thành phố. Nhưng lựa chọn số 1 là đổi tiền ở chợ đen, nhưng phải đề phòng bị lừa đảo tiền giả, tiền rách (cái gì cũng có 2 mặt).
- Việc mua đồ ăn ở Ấn cũng rất dễ dàng, đồ ăn và rau quả bán đầy, nên mua ở chợ thì rẻ hơn siêu thị nhiều.
- Đăng ký sim card thì nên vào cửa hàng của chính hãng, nếu vào những cửa hàng điện thoại lẻ thì sẽ bị chém đắt hơn chút. Cước viễn thông ở Ấn rất rẻ, gọi nội mạng miễn phí, gọi sang mạng khác chỉ khoảng 300-400vnd/p. Gọi quốc tế thì tầm 10R/p. Ở Ấn có rất nhiều mạng mobile khác nhau, nhưng nên chọn Airtel hoặc Vodafone vì đây là 2 mạng lớn nhất Ấn Độ, dịch vụ tốt, chi phí tốt. Airtel có card gọi quốc tế nên chi phí gọi về nhà sẽ rẻ hơn nhiều. 1 lưu ý nữa là máy đt Trung quốc ko dùng được Sim ấn độ (chắc máy tàu rẻ tiền ko hỗ trợ nhiều dải tần). Hehe. Mua sim rồi mà ko dùng được cũng phải chịu nên có thể thử trước khi mua.


No comments:

Post a Comment