Search This Blog

Tuesday, April 19, 2011

Nhặt nhạnh đôi điều về Ấn Độ (thủ đô Delhi)

- Ấn Độ là đất nước đông dân thứ 2 trên thế giới, là đất nước có quyền tự do tôn giáo mạnh nhất trên thế giới, tính dân chủ được thể hiện mạnh. Là đất nước đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Có khoảng 300 ngôn ngữ và 15 ngôn ngữ được sử dụng chính trong đó có tiếng Anh.


- Khách sạn ở Ấn không có kem đánh răng, bàn chải và dép đi trong phòng


- Dùng Internet tại nơi công cộng phải trả tiền, không có mạng wifi miễn phí và đường truyền tương đối chậm


- Khi vào thăm quan các khu đền, danh lam thắng cảnh nên đọc kỹ các quy định vì thường cấm rất nhiều thứ và mỗi nơi mỗi khác. Thường là cấm tất cả các thiết bị điện tử, đặc biệt là có chụp hình. Có nơi đem máy ảnh vào chụp phải trả 200R.


- Đồ ăn của Ấn Độ đều có cà ri. Họ cũng ăn cơm, gạo nhưng cách nấu khác người Việt Nam, thường trộn các loại rau hay hạt vào khi nấu cơm. Trứng ở Ấn Độ không có lòng đỏ, lòng trứng trắng phau, nhìn ko ngon như trứng Việt Nam và vị cũng ko ngon bằng. Bữa sáng phổ thông của người Ấn là gồm trứng luộc hoặc tráng, bánh bột mì, chuối, đu đủ, bánh bì bơ, sữa và khoai tây chiên.


- Người Ấn Độ cũng ăn trưa ít hơn so với các bữa khác. Thường ăn sáng là nhiều, trưa ăn ít. Thời gian của một ngày bắt đầu rất muộn và kết thúc cũng rất muộn. Buổi sáng có thể từ 9h. 1 lớp học có thể bắt đầu từ 9h sáng cho tới 2h chiều.


- Các khu mua sắm thường mở cửa vào lúc 11h AM và đóng cửa vào 10h PM. 1 tuần đều có 1 ngày nghỉ cho các khu mua sắm, thăm quan du lịch, do đó trước khi đến 1 khu nào bạn nên tìm hiểu xem hôm đó có mở cửa hay không.


- Người Ấn có văn hóa xếp hàng tốt. Xếp hàng ở bốt ATM, nhà ga, tàu điện ngầm khi mua vé cũng như lên tàu, tại các buổi tiệc đứng khi lấy đồ ăn….



- Giao thông ở Ấn Độ cũng tương đối lộn xộn, ngang ngửa với Việt Nam nhưng tai nạn giao thông rất ít, ko sánh nổi với Việt Nam và hơn hẳn VN về hạ tầng giao thông.




- Ban đêm các khu phố đều có cảnh sát trực và gác rào chắn kiểm soát các phương tiện, an ninh có phần yên tâm về đêm. Tuy nhiên buổi tối người ngoại quốc không nên ra đường 1 mình, nhất là phụ nữ. Delhi được mệnh danh là thủ đô cưỡng dâm.


- Phương tiện công cộng đi lại trong thành phố gồm có: tàu điện ngầm, otto (giống xe lam ở VN và tuctuc ở Thái Lan), xe đạp kéo (xích lô), xe bus, taxi. Phương tiện đi lại cá nhân chủ yếu là ô tô. Gia đình trung lưu trở lên là mỗi nhà đều vài chiếc ô tô. Tuy nhiên họ không chú ý nhiều vào hình thức bề ngoài của xe, chủ yếu là đạt được mục tiêu đi lại tốt. Nhà giàu nhưng cũng chỉ cần đi xe hạng trung. Các thương hiệu xe hàng đầu thế giới cũng đều xuất hiện ở Ấn Độ.






- Ô tô ở Ấn Độ rẻ, chủ yếu là sản xuất trong nước. Thương hiệu phổ biến được ưa chuộng là Suzuki.


- Ở nông thôn của Ấn Độ vẫn có tục lệ đi vệ sinh bừa bãi ngoài đường, đồng, ruộng. Mỗi người khi đi vệ sinh cầm theo 1 chai nước và dùng tay trái để xử lý. Vì họ để dành tay phải cho việc bốc ăn.


- Ấn Độ phân cấp giàu nghèo rất rõ ràng. 30% dân số thuộc diện nghèo túng, sống ở các khu ổ chuột, thậm chí ngay sát các biệt thự nhà giàu. Ấn Độ đóng góp 15 người trong top 50 người giàu nhất thế giới.


- Đồ ăn nhanh của nước ngoài xâm nhập được vào Ấn Độ là Mc Donald. Và các nhà hàng này chủ yếu nằm ở các khu mua sắm.


- Ấn Độ quy hoạch riêng rẽ các khu mua sắm, nhà hàng, vui chơi giải trí, khu vực hành chính. Không lộn xộn như ở VN, thích mọc đâu thì mọc.


- Không có mô hình quán rượu, quán bia cỏ mọc khắp nơi như ở VN. Uống rượu bia thường chỉ có trong các nhà hàng, quán bar, sàn nhảy.


- Các quán cafe chỉ nằm ở các khu vực mua sắm.


- Ấn Độ không có chè chát, mà có cafe “chát”.


- Tình trạng vệ sinh và môi trường ở Ấn Độ không được tốt, ở nông thôn rất ô nhiễm, ở thành phố đỡ hơn. Trong thành phố người dân tè bậy khắp nơi và có nhà vệ sinh lộ thiên.


- Môn thể thao được người Ấn Độ ưa chuộng là Cricket. Là môn thể thao lớn nhất, trọng tâm nhất của quốc gia này, được ví như là một tôn giáo. Bóng đá ko hề được ưa chuộng. Rất ít bóng dáng các sân bóng đá ở Ấn Độ.







No comments:

Post a Comment